Cách nâng cao kỹ năng và thu hút thế hệ Z vào một nơi làm việc sau đại dịch

Tình hình hiện tại của thế giới đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với quá trình định hướng, đào tạo nhân viên với ít kinh nghiệm để làm quen và thích nghi với công việc và văn hóa của công ty.

Nhưng là một thế hệ của thời đại số hoá, nhân viên thế hệ Z được xem như là những người có khả năng thích ứng nhanh nhẹn, được cung cấp các công cụ và phương pháp học tập phù hợp.


Tình hình hiện tại của thế giới đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với quá trình định hướng, đào tạo nhân viên với ít kinh nghiệm để làm quen và thích nghi với công việc và văn hóa của công ty.


Chúng tôi khám phá ra cách mà các tổ chức có thể thiết kế lại chương trình đào tạo của mình cho phù hợp với thế hệ nhân tài này.

Deloitte - một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới, đề cập đến những công việc cần ít kinh nghiệm như là một nền tảng đào tạo cần thiết cho những tài năng sớm trong sự nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ chân và nâng cao kỹ năng cho những bạn trẻ trong công việc dường như đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.


Đại dịch toàn cầu đã khiến những sinh viên có tài năng trong công việc và những sinh viên mới tốt nghiệp vào một tình huống đầy thách thức: thế hệ Z có ít kinh nghiệm làm việc trong các văn phòng thể chất, thiếu cơ hội để giao lưu với và học hỏi từ đồng nghiệp, và quá trình đào tạo cho nhân viên mới kém cũng sẽ tạo ra một tỷ lệ nhân viên nghỉ việc lớn và khoảng cách kỹ năng.


Nâng cao kỹ năng cho nhân viên thế hệ Z không chỉ là một thách thức trong thế giới hậu đại dịch, mà còn phải giữ chân được những nhân viên trẻ ở lại. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các nhân tài thế hệ này sẽ có được động lực phát triển và cơ hội học hỏi khi lựa chọn nhà tuyển dụng. Vì vậy, có vẻ đúng đắn khi bắt đầu đào tạo để phát triển nghề nghiệp ở giai đoạn đầu.


So với các thế hệ trước, những bạn trong kỷ nguyên thời đại của kỹ thuật số mang lại các bộ kỹ năng, thói quen học tập và động lực hoàn toàn khác cho môi trường làm việc sau COVID. Hãy cùng khám phá cách các công ty có thể biến những khác biệt này thành sự gắn bó tại nơi làm việc và giúp các tài năng trẻ phát triển trong công việc và có được những kỹ năng mới. Vậy các tổ chức nên định hình lại chương trình đào tạo của mình như thế nào để phù hợp với thế hệ Z?


Cách thế hệ Z học

Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với điện thoại thông minh luôn nằm trên tay. Đó là cách thế hệ này giao tiếp, tiêu thụ thông tin, kết nối với các cơ hội và quan trọng hơn là học hỏi những điều mới. Họ là những người học tích cực, nhanh chóng và độc lập, muốn kết nối mọi thứ họ nghe, thấy và đọc với thế giới thực tiễn. Thay vì ngăn cản nhu cầu sử dụng thiết bị di động liên tục của thế hệ Z, chúng ta có thể nâng cao kỹ năng bằng cách cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong công việc có lợi cho mình và biến những thiết bị này thành công cụ để học tập.

Điều quan trọng là phải tính đến khoảng thời gian tập trung chú ý rất ngắn của thế hệ Z - khoảng 8 giây, so với 12 giây của thế hệ Y. Điều đó có nghĩa là phải nói không với các chương trình đào tạo định dạng dài và những lời giải thích phức tạp. Thay vào đó, các tổ chức sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp nội dung học tập dễ hiểu thông qua các công cụ mà thế hệ trẻ sử dụng hàng ngày.

Vừa học vừa làm

Những người trẻ thế hệ Z có vẻ thực dụng hơn các thế hệ khác. Phương pháp học theo kiểu bài giảng không còn phù hợp và sẽ không thúc đẩy sự tham gia của nhân viên Thế hệ Z. Khoảng 51% nhân tài thế hệ Z học tốt nhất thông qua trải nghiệm học tập thực hành, trong khi chỉ 12% học bằng cách lắng nghe. Đối với các tổ chức để thu hút một chuyên gia trẻ tham gia đào tạo tuân thủ hoặc trang bị cho họ một kỹ năng cứng và mềm mới, điều cần thiết là phải tạo ra một môi trường vừa học vừa làm.

Học tập từ trải nghiệm được kết nối với thế giới thực có thể mang lại cơ hội phản ánh, phân tích, kiểm tra và thử nghiệm . Một kỹ năng hoặc khóa đào tạo càng thực tế, thì nhân tài thế hệ Z sẽ càng tham gia nhiều hơn. Có nhiều định dạng thân thiện với thế hệ này như serious games, simulations, case studies, hackathons, challenges, skill marathons, you name it.

Công nghệ như một công cụ học tập

Đào tạo một nhân viên cấp thấp giống như bạn Marketing theo một cách nào đó: bạn cần tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình trong môi trường sống quen thuộc của họ. Hơn nữa, các mạng xã hội, ứng dụng trò chơi hoặc công cụ giao tiếp (chẳng hạn như WhatsApp hoặc Slack) có thể đẩy nhanh quá trình học tập, nếu các công ty tận dụng mong muốn tự nhiên của thế hệ Z để kết nối và học hỏi từ các đồng nghiệp của thế hệ này trong môi trường trực tuyến. Nếu việc học trên thiết bị di động không nằm trong danh sách đào tạo và phát triển phải có của công ty, thì công ty có thể nên xem xét lại.

Đào tạo chéo

Những bạn sinh viên xuất sắc ban đầu không chỉ muốn làm công việc của mình, mà điều quan trọng họ muốn là sự phát triển và trải nghiệm. Theo báo cáo Xu hướng nguồn nhân lực toàn cầu năm 2021 của Deloitte, việc thiết kế lại công việc xoay quanh trải nghiệm của nhân viên là điều bắt buộc đối với các công ty muốn phát triển mạnh.

Các chương trình luân chuyển, đào tạo chéo hoặc thậm chí là cố vấn giữa các phòng ban khác nhau có thể giúp nuôi dưỡng sự tò mò của thế hệ Z và tăng động lực phát triển trong công ty. Mặc dù việc thiếu kinh nghiệm có thể không khuyến khích một số nhà quản lý cung cấp cho nhân viên thế hệ này cơ hội để chủ động và khám phá. Tuy nhiên công ty có thể ngạc nhiên trước chất lượng ý tưởng và sự sáng tạo của các nhân viên thế hệ này.

Tiến bộ trong nghề nghiệp như nguồn động lực chính để học hỏi

Trong khi thế hệ Z muốn học các kỹ năng với ứng dụng ngay trong công việc, thế hệ này thậm chí còn cố gắng tập trung vào việc học nhiều hơn nếu các kỹ năng đó liên quan trực tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp. Khoảng 76% nhân viên thế hệ Z kết nối việc học tập với sự tiến bộ trong sự nghiệp nhiều hơn các thế hệ khác.

Mặc dù thế hệ trẻ này nắm bắt các kỹ năng học thuật hoặc kỹ năng cứng khá nhanh và có thể học độc lập thông qua các nguồn trực tuyến có sẵn, nhưng việc thiếu các tương tác khi làm việc trực tiếp khiến thế hệ Z dễ bị tổn thương và khi nói đến các kỹ năng mềm họ thường sẽ thiếu kinh nghiệm. Thiết kế các chương trình tương tác lẫn nhau cho phép nhân viên thế hệ Z phát triển về kỹ năng học thuật và cả kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, trong hầu hết các trường hợp, sẽ tăng kết quả học hỏi và đẩy nhanh các kỹ năng nâng cao.

Số lượng nhân viên thế hệ Z sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm qua. Nâng cao kỹ năng cho họ trong giai đoạn đầu của sự nghiệp là rất quan trọng để tạo ra những nơi làm việc đa dạng, toàn diện và cũng như tận dụng sự hiểu biết về công nghệ của họ. Điều quan trọng là tạo không gian để thử nghiệm, phân tích và đưa ra các giải pháp của riêng thế hệ này và thông qua công nghệ mà thế hệ Z tìm hiểu và sử dụng hàng ngày. Và nếu bạn thấy thế hệ Z đang xem video TikTok về công việc, thì có thể họ đang học Excel đấy!

Bài viết được lược dịch từ bản gốc tiếng Anh bởi
Quan Dinh Writer và nhóm cộng tác viên

Lược dịch từ bài viết How to upskill Gen Z and engage them in a post-pandemic workplace của tác giả Victoria Rubanovich trên weforum.org ngày 19/5/2021

Comments

Have any query? Share with me

Name

Email *

Message *