Nikkei Asia: Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG ra mắt trung tâm dữ liệu mới tại TP.HCM

Theo tạp chí Nikkei Asia, kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam VNG đã ra mắt một trung tâm dữ liệu mới để nắm bắt nhu cầu hạ tầng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đáp ứng các quy định hiện hành.

Công ty khởi nghiệp VNG khánh thành một trung tâm dữ liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Công ty khởi nghiệp VNG khánh thành một trung tâm dữ liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

VNG, một công ty khởi nghiệp từ trò chơi sang thanh toán nhằm mục đích niêm yết trên Nasdaq, đã ra mắt trung tâm dữ liệu mới vào tuần trước, tăng gấp đôi khả năng phục vụ các khách hàng trên nền tảng đám mây, từ thương hiệu thời trang Mango của Tây Ban Nha đến Rosneft của Nga.

Trung tâm dữ liệu mở cửa sau khi Hà Nội đột ngột ban hành luật nội địa hóa dữ liệu – mặc dù điều này vi phạm các cam kết trong thỏa thuận thương mại được gọi là CPTPP và đã bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà vận động hành lang đại diện cho Amazon, Facebook và các công ty công nghệ lớn khác.

Luật này được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các yêu cầu của chính quyền đối với dữ liệu người dùng trong việc đảm bảo nội dung được xem là phù hợp hay không. Điều luật này cũng có lợi cho các công ty trong nước khi mà các quan chức cho rằng việc này sẽ giúp tăng thị phần của trên thị trường điện toán đám mây. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các đối thủ nước ngoài, bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft và Google, hiện nắm giữ 80% thị trường.

“Điều này rất quan trọng trong dài hạn,” Lê Hồng Minh, đồng sáng lập và CEO của VNG nói về điện toán đám mây, chia sẻ với Nikkei Asia.

Ông Minh không đưa ra mức giá của trung tâm dữ liệu được xây dựng tại khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh này, hoặc bình luận về triển vọng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2023. Cùng với tập đoàn Vingroup và startup thanh toán MoMo, VNG là một trong những công ty được theo dõi chặt chẽ và là công ty Việt Nam hiếm hoi bán cổ phần ra nước ngoài.

VNG kiếm được khoảng 75% doanh thu từ trò chơi kỹ thuật số. Sự phổ biến của ứng dụng trò chuyện Zalo đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất có nhiều người dùng trong nước hơn các nền tảng trò chuyện nước ngoài như Messenger và WhatsApp của Facebook. Công ty được hỗ trợ bởi Temasek và Tencent đã dự báo lỗ sau thuế 993 tỷ đồng (41 triệu USD) trong kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Theo Tổ chức Đổi mới và Công nghệ Thông tin, việc yêu cầu các công ty đặt dữ liệu tại Việt Nam có thể làm giảm 9% thương mại của Việt Nam trong vòng 5 năm. Tổ chức tư vấn cho biết việc ngăn chặn luồng dữ liệu xuyên biên giới làm tăng tính kém hiệu quả, do đó làm giảm thương mại, đặc biệt là đối với các công ty có hệ thống CNTT toàn cầu.

Những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và chi phí đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại xây dựng tập trung máy chủ trong nước. Một chi phí quan trọng là điện, điều này không thể đoán trước được do lưới điện hiện nay đang sử dụng công nghệ khác.

Tuy nhiên, các công ty như AWS đang điều chỉnh với kế hoạch xây dựng các "khu vực địa phương" nhỏ hơn và rẻ hơn để tuân thủ luật "cư trú". Theo luật, các đối thủ cạnh tranh trong nước đã thiết lập các trung tâm dữ liệu sẽ có lợi thế hơn, bao gồm các công ty viễn thông nhà nước Viettel và VNPT và gã khổng lồ FPT, những công ty cũng đang mở rộng khi nhu cầu về đám mây tăng lên.

“Trung tâm dữ liệu này sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên các mối quan hệ khách hàng hiện có của chúng tôi trong việc cung cấp cho khách hàng sự đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nơi lưu trữ dữ liệu cùng với sự tuân thủ và bảo mật,” Giám đốc cấp cao của VNG Gary McKinnon cho biết tại lễ cắt băng khánh thành hôm thứ Sáu.

Cách đó vài bước chân, những đường ống màu xanh lá cây và máy làm mát trông giống như động cơ ô tô đã bắt đầu giúp các máy chủ hoạt động với sức chứa 1.600 giá đỡ máy chủ. Như với Alibaba hay Google Cloud, VNG lần đầu tiên lưu trữ dữ liệu cho các dịch vụ của riêng mình, như âm nhạc, trò chơi và thanh toán, trước khi quyết định để cho các khách hàng doanh nghiệp thuê máy chủ dữ liệu của mình.

Việt Nam hứa sẽ không yêu cầu nội địa hóa dữ liệu theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mặc dù hiệp định này có thời gian gia hạn 5 năm kể từ khi thực thi.

BSA, một cơ quan thương mại phần mềm do AWS, Siemens và các công ty khác tài trợ, nói với Nikkei rằng việc hạn chế dữ liệu làm tăng nguy cơ "các công ty sẽ chuyển sang các thị trường khu vực khác."

Quan Dinh H.

Comments

Have any query? Share with me

Name

Email *

Message *