Tại sao nghệ thuật tạo ra từ AI không có được nhiều sự đón nhận?

Có một câu nói kinh điển: “Chỉ vì điều đó có thể được thực hiện, không có nghĩa là điều đó nên được thực hiện”.

Khi AI lần đầu tiên xuất hiện như một khả năng thực tế trong bối cảnh khoa học vào cuối những năm 1950, công chúng đâu đó nghĩ về hình ảnh về một tương lai gần của ô tô bay, ô tô tự lái hoặc một loại rô bốt siêu nhân nào đó sẽ cứu cả thế giới. 

Nhưng, ngay lúc năm 2023, thay vì giải quyết những vấn đề lớn nhất của thời đại (như biến đổi khí hậu), chúng ta lại mắc kẹt trong vô số ảnh tự chụp AI được tạo bằng nhiều ứng dụng như Lensa - công cụ AI mới cho phép bạn tạo ảnh selfie với nhiều phong cách và góc độ khác nhau.

Đâu đó có thể đã có những tranh luận tích cực về Siri và Alexa, hoặc tính năng nhận dạng khuôn mặt AI để mở khóa điện thoại, laptop. Đây vốn là những sự bổ sung tuyệt vời cho mọi người. Tuy nhiên, với những tác phẩm nghệ thuật từ AI, mọi thứ lại không như vậy. 

Tại sao những tác phẩm nghệ thuật từ AI lại không mang đến nhiều điều mà chúng ta gọi là "rung cảm nghệ thuật"?

Kể từ khi ra mắt gần đây các công cụ tạo hình ảnh như DALL-E 2, Stable Diffusion và Midjourney, mạng internet đã tạo ra những cuộc tranh luận lớn về nghệ thuật và vấn đề đạo nhái. Vấn đề nằm ở đây: AI được đào tạo bằng cách sử dụng hình ảnh của các tác phẩm nghệ thuật có bản quyền. 

Với việc Cosmo phát hành trang bìa tạp chí do AI tạo ra đầu tiên vào năm ngoái, những sáng tạo này vẫn chưa tạo ra được điều gì hấp dẫn.

Cho đến nay, điều duy nhất AI thực sự giỏi là khiến mọi người bất bình: Phần mềm của Lensa bị chỉ trích vì cường điệu hóa chân dung người dùng và nghệ sĩ Jason Allen phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì giành giải thưởng nghệ thuật kỹ thuật số của Hội chợ Bang Colorado với tác phẩm do AI tạo ra.

Lolita Cros, một nhà quản lý nghệ thuật và cố vấn có trụ sở tại New York, nói rằng bất chấp điều này, nghệ thuật tạo thành từ AI chắc chắn sẽ xảy ra. 

Cô nói: “Trường phái ấn tượng là sản phẩm của ống sơn và nghệ thuật kỹ thuật số là sản phẩm của internet và máy tính. “Không chỉ nghệ thuật sẽ được tạo ra từ công cụ, mà bản thân công cụ có thể cho phép tạo ra một phong trào nghệ thuật hoàn toàn mới.” 

Cros dự đoán phương tiện AI cuối cùng sẽ được chấp nhận như một “công cụ chung”.

Mặc dù Cros tin chắc rằng nghệ thuật AI sẽ tồn tại, nhưng Cros vẫn chưa thấy điều gì làm cơ sở cho việc này. Cros nói: “Tôi nghĩ đó là bởi vì chúng ta đang ở giai đoạn đầu và phương tiện này chưa phải là phương tiện để đạt được mục đích mục đích cuối cùng mà chúng ta mong muốn.

“Một khi mọi người thành thạo công cụ này, tôi chắc chắn rằng một số tác phẩm nghệ thuật thú vị sẽ xuất hiện từ nó.” Cros so sánh nỗi ám ảnh hiện tại của chúng ta về ảnh tự chụp do AI tạo ra với tác phẩm như Chân dung Cosimo I de' Medici của nghệ sĩ được biết đến với cái tên Bronzino. 

Cô nói: “Những bức chân dung được ủy quyền như vậy nói chung rất khó được đón nhận và tôi chưa gặp một nghệ sĩ nào thích thực hiện chúng. 

“Mọi người không vẽ chân dung để thể hiện ngoại hình "thực tế" của họ, họ làm điều đó vì họ muốn trông nóng bỏng hơn, mạnh mẽ hơn, cao hơn. Nếu Bronzino vẽ gia đình Medici với rau bina giữa hai hàm răng, tôi không nghĩ ông ấy sẽ có nhiều thành công trong sự nghiệp.”

Nếu chúng ta có thể tưởng tượng một họa sĩ vào những năm 1500 đang phàn nàn về việc phải tạo ra một bức chân dung airbrush (nghệ thuật trang trí bằng phun sơn trên các vật dụng) được tô vẽ về một người nào đó thuộc hoàng gia thì điều đó sẽ đặt ra câu hỏi: có phải nghệ thuật AI quá vô hồn bởi vì chúng ta quá khắt khe? 

Có nghĩa là: tình trạng nghệ thuật AI vô hồn hiện tại cũng là lỗi của những người đứng sau các thuật toán. Cros nói: “Tôi nghĩ điều khiến nghệ thuật trở nên tốt đẹp không phải là con người đã tạo ra nó về mặt thể chất, mà là ý tưởng đã khiến nó thành hiện thực. 

“Nếu các thuật toán có thể được lắp ráp bởi một con người chu toàn với những ý tưởng hay thì tôi rất nóng lòng muốn xem tác phẩm do AI tạo mà họ sẽ nghĩ ra.”

Paul Hill, người sáng lập phòng trưng bày nghệ thuật Gen Z Strada, cho biết hiện tại có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật AI không đủ chuẩn. Nói cách khác: Cho dù bạn đang trao cọ vẽ cho đám đông hay dịch vụ tạo hình ảnh, hầu hết các kết quả sẽ không đủ để đưa vào viện bảo tàng.

Thay vào đó, Hill thích nghĩ về các công cụ như một “tài nguyên nội bộ”. Anh ấy nói: “Lợi ích lớn nhất là sử dụng nó như một công cụ để bổ sung ý tưởng và các biến thể trước khi hoàn toàn dựa vào một thứ gì đó, chẳng hạn như một vật thể. “Tôi nghĩ rằng việc loại bỏ con người khỏi quá trình tạo ra tác phẩm nghệ thuật hoặc quần áo, và chỉ dựa vào máy móc, sẽ loại bỏ nghệ thuật khỏi sự sáng tạo đó.”

Hill xem các công cụ tạo hình ảnh AI như một cơ hội để “giảm thời gian lãng phí cho những người có liên quan”, chứ không phải là một cách để loại bỏ hoàn toàn con người khỏi quá trình nghệ thuật. Đây là một cách tiếp cận mà cuối cùng có thể cứu chúng ta khỏi sự tầm thường mà công nghệ “tiên tiến” hiện đang gây ra cho chúng ta. 

Xét cho cùng, thường thì những câu chuyện đằng sau nghệ thuật hoặc nghệ sĩ mới thu hút đám đông bên ngoài các phòng trưng bày và viện bảo tàng. Hãy nghĩ về câu chuyện hấp dẫn về “nghệ sĩ bị tra tấn” được thấy trong cuộc đối thoại xung quanh Vincent van Gogh và đôi tai khét tiếng của anh ta hoặc khởi đầu của Banksy với tư cách là một nghệ sĩ vô danh, bí ẩn.

Xuyên suốt lịch sử, người ta đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng nghệ thuật trở nên hấp dẫn hơn (thậm chí sinh lời) với cách kể chuyện phù hợp. 

Lý do nghệ thuật AI hiện tại quá tệ là vì nó không được sử dụng như một công cụ để thể hiện thông điệp.

Một loạt phần mềm mã hóa dành cho anh em công nghệ mà người dùng internet đã biến thành xưởng sản xuất meme khiến cho cách kể chuyện trở nên yếu ớt. 

Vì vậy, sự gia tăng của các thương hiệu sử dụng nghệ thuật AI như một cách sắc sảo để bán sản phẩm cũng vậy. Với suy nghĩ này, nghệ thuật AI sẽ chỉ trở thành một công cụ nghệ thuật sáng tạo một khi nó thực sự được sử dụng để đổi mới nghệ thuật. 

Cho đến lúc đó, chúng ta chỉ là những đứa trẻ tạo ra những bức vẽ bằng que để treo trên tủ lạnh (AKA Instagram).

Chúng ta có thể phải đối mặt với thực tế rằng tình trạng hiện tại của nghệ thuật AI đang khó được đón nhận theo nhiều cách. 

Giai đoạn đầu tiên của nghệ thuật từ AI cũng có thể đi vào lịch sử như một bài học khác rằng: Chỉ vì một thứ gì đó có thể thực hiện được nhờ công nghệ, không có nghĩa là nó thực sự nên được tạo ra. 

Quan Dinh H. | Quan Dinh Writer

Source: VICE Media

Comments

Have any query? Share with me

Name

Email *

Message *